Quy cách đóng gói hàng hóa xuất khẩu cần lưu ý
Việc hàng hóa xuất khẩu đến tay người mua có còn nguyên vẹn và đảm bảo chất lượng. Nó phụ thuộc vào quá trình đóng gói hàng hóa rất nhiều. Vậy doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những gì để việc đóng gói hàng hóa được tối ưu nhất.
Bây giờ hãy cùng OZ Việt Nam đi tìm hiều về quy cách đóng gói hàng hóa và một số cách đóng gói đối với các mặt hàng thông dụng.
Quy cách đóng gói hàng hóa là gì ?
Quy cách đóng gói hàng hóa (Packaging) được hiểu là yêu cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa sau khi đã tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại sản phẩm và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Việc đóng gói hàng hóa nhằm đảm bảo cho hàng hóa được nguyên vẹn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Yêu cầu đối với bao bì khi đóng gói hàng hóa
– Phù hợp với các hình thức vận chuyển (máy bay, tàu biển, container nội địa,…)
– Có kích thước phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho bãi, trên pallet hoặc trong container;
– Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường biển, đường hàng không cũng như đường bộ;
– Phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các khu vực khác nhau;
– Đảm bảo tính năng bảo vệ sản phẩm của bao bì để không làm sản phẩm bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng;
– Thể hiện rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận chuyển, bốc xếp… trên bao bì.
– Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, có chèn thêm giấy báo, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chịu được các tác động lực khi vận chuyển cũng như tác động của môi trường.
– Niêm phong chắc chắn bằng băng keo đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt, thất lạc trong quá trình vận chuyển.
– Tùy vào từng loại hàng hóa như hàng dễ bị bẩn, ướt, chất lỏng, hàng dễ vỡ,… phải được đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển. Và dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng.
– Đối với hàng hóa có hình dạng đặc biệt cần phải bao gói thật cẩn thận và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn, các cạnh bị lồi ra.
– Ghi đầy đủ thông tin người nhận, bao gồm họ tên, số điện thoại và địa chỉ để tránh thất lạc.
Phân loại bao bì đóng gói hàng hóa
Theo công dụng của bao bì
– Bao bì bên trong (bao bì kiểu treo, bao bì kiểu mang xách, bao bì đồng bộ,…)
– Bao bì bên ngoài
Theo số lần sử dụng bao bì
– Bao bì sử dụng một lần
– Bao bì sử dụng nhiều lần
Theo đặc tính chịu nén của bao bì
– Bao bì cứng
– Bao bì nửa cứng
– Bao bì mềm
Theo vật liệu của bao bì
– Bao bì gỗ
– Bao bì kim loại
– Bao bì hàng dệt
– Bao bì giấy, carton
– Bao bì bằng vật liệu nhân tạo, tổng hợp
– Bao bì bằng tre nứa
Quy cách đóng gói hàng hóa một số mặt hàng thông dụng
Đối với hàng điện tử
Hàng hóa điện tử là các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, tivi hay các linh kiện điện tử,… dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm cao, môi trường vận chuyển không thuận lợi. Vì vậy, khi đóng gói các mặt hàng này phải được bọc kỹ bằng các loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp,… Sau đó dùng băng keo để cố định hàng hóa. Để đảm bảo doanh nghiệp cần dùng thùng carton 3 hoặc 5 lớp có kích thước phù hợp để bọc bên ngoài.
Đối với đồ bằng thủy tinh, gốm sứ
Đây là các mặt hàng dễ vỡ nên để đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển thì cần sử dụng nhiều lớp túi bọc khí ở mọi góc cạnh và đóng gói bên ngoài bằng carton.
Để chắc chắn hơn thì bạn nên chèn thêm các miếng xốp,mút để làm đầy thùng carton tránh xảy ra rung lắc làm vỡ sản phẩm
Đối với hàng hóa mỹ phẩm
Đầu tiên và quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng trong quá trình vận chuyển không để các chất lỏng trong mỹ phẩm bị chảy ra bên ngoài. Vì vậy cần sử dụng các vật liệu chống va đập, thấm nước để lấp đầy các khoảng trống trong hộp
Đối với hàng hóa giày dép, quần áo
Do các mặt hàng này thường có bao bì sẵn của xưởng sản xuất nên chỉ cần sử dụng các túi nilon và dùng băng keo để bọc kín gói hàng là được
Đối với các loại máy móc có kích thước và trọng lượng lớn
Do đặc thù về hình dáng và cấu tạo lớn nên các sản phẩm máy móc thường được đóng góp bằng các họp, thùng gỗ lớn. Tùy vào tính chất của sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn thùng hay hộp.
Máy móc sẽ được bọc một lớp màng bọc trước khi được đóng vào thùng hay hộp gỗ. Với việc sử dụng các hộp hay thùng gỗ này khá linh hoạt vì có thể lựa chọn kích thước tùy chỉnh theo máy móc. Không những thế việc sử dụng thùng gỗ cũng có khả năng xếp chồng tuyệt vời và bảo vệ hàng hóa được tối ưu nhất có thể.
Nhưng để đảm bảo cho hàng hóa không bị hư hỏng thì sau khi đóng thùng gỗ thì doanh nghiệp nên tiến hành hun trùng.
Quy trình đóng gói hàng hóa xuất khẩu
- Xác định tính chất của hàng hóa cần đóng
- Xác định được kích thước, trọng tải chính xác của hàng hóa
- Lên phương thức vận chuyển của hàng hóa
- Lên phương án để thiết kế thùng gỗ cho hàng hóa
- Chọn kỹ nguyên liệu khô, đã được khử trùng
- Đóng riêng đế thùng và vách thùng để riêng
- Gia cố hàng hóa trên đế pallet, bằng dây đai, vít
- Bóc lót xốp hơi dưới đế
- Quấn ni lông và tấm mang co xung quanh hàng hóa
- Đóng vách thùng gỗ lên đế
- Siết chặt dây đai sắt xung quanh thùng gỗ
- Tiến hành dán Niêm phong, đánh mã theo hàng hóa
Nếu quý khách có nhu cầu, xin vui lòng liên hệ qua số hotline của Vietjetcargo Việt Nam để được tư vấn kịp thời và chính xác.
Vietjetcargo Việt Nam hân hạnh đồng hành và phục vụ quý khách.
Xem thêm:
Dịch vụ chuyển phát nhanh từ Hà Nội đi Thổ Nhĩ Kỳ
Dịch vụ chuyển phát nhanh từ Cần Thơ đến Hải Phòng
Gửi hàng thiết bị điện tử từ sân bay Nội Bài đi Nhật